Khi các bác đặt hàng hay đến thăm các cơ sở đồ gỗ, các bác thường chỉ thấy gỗ thô và những sản phẩm đã hoàn thiện phần thô, rồi sau đó ký nhận và chờ giao hàng. Tuy nhiên, các bác hiếm khi được chứng kiến quy trình sơn bàn thờ và cách làm sản phẩm chi tiết.
Skyhome sẽ viết lại từng bước quy trình sơn bàn thờ, giúp các bác hiểu rõ hơn về cách chúng em làm ra sản phẩm, từ đó có thể tránh được việc mua phải những sản phẩm lỗi hay kém chất lượng.
Các bước sơn bàn thờ
Quay trở lại với quy trình sơn, các bác có thể thấy người thợ đang quét lớp sơn lót đầu tiên, một bước rất quan trọng. Lớp sơn lót này được gọi là “nền móng”, là lớp cơ bản để chúng ta có thể tiếp tục phun thêm bốn lớp sơn khác. Tổng cộng sẽ có 5 lớp sơn: ba lớp sơn lót, một lớp sơn màu, và một lớp sơn bóng (PU). Đây là quy trình cần thiết để bảo vệ sản phẩm và giúp màu sắc của sản phẩm đẹp và bền lâu.
Lưu ý quan trọng khi chọn xưởng làm bàn thờ
Các bác lưu ý giúp em hai điểm quan trọng trong quy trình sơn mà rất nhiều xưởng sản xuất hay cắt bớt để tiết kiệm chi phí, làm sản phẩm không đạt chất lượng:
- Phun đủ ba lớp sơn lót: Các bác cần đảm bảo nhà xưởng phun đủ ba lớp sơn lót. Nếu thiếu một hoặc hai lớp, sản phẩm sẽ không có độ bền tốt và dễ bị hư hỏng nhanh chóng.
- Sơn cả mặt sau của sản phẩm: Ví dụ như mặt bàn thờ, hay dưới gầm ghế, cần phải có thêm một lớp sơn lót để chống mối mọt, bảo vệ sản phẩm lâu dài.
Tại sao phải quét sơn bằng tay khi làm bàn thờ?
Lý do là vì lớp sơn này khá dày, và các chi tiết đục chạm của sản phẩm như những hoa văn, ngóc ngách bên trong rất khó để phun sơn bằng máy. Nếu phun máy, sơn sẽ không đều và không thể phủ hết vào các khe nhỏ của sản phẩm. Vì vậy, em phải sử dụng chổi cọ với kích thước phù hợp để quét đều các chi tiết, giúp lớp sơn bám chắc và tạo ra màu sắc đồng đều.
Nếu bỏ qua bước này, sản phẩm sẽ có màu sơn không đều, và độ dày lớp sơn sẽ không bằng nhau, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm.